Trang chủ  » Tin tức - Dự Án» CÁC LỖI HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC Ở ĐỘNG CƠ ĐIỆN

CÁC LỖI HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC Ở ĐỘNG CƠ ĐIỆN


Một số lỗi hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa động cơ điện

Để duy trì hoạt động sản xuất luôn ổn định, đội ngũ kỹ thuật viên cần nhận biết các lỗi thường xảy ra ở động cơ điện để có phương án khắc phục, sửa chữa động cơ kịp thời. Động cơ nếu không kịp thời phát hiện và khắc phục sẽ dẫn đến những hư hỏng nặng các chi tiết máy và hệ thống điều khiển. Ảnh hưởng toàn diện đến quy trình vận hành của nhà máy, xưởng sản xuất. Dưới đây là một số lỗi cơ bản ở động cơ điện:

Motor có tiếng kêu khác thường

 Cách phát hiện: Lỗi có thể dễ dàng nhận biết bằng phương pháp trực quan như tiếng kêu, âm thanh phát ra bất thường.

   Nguyên nhân có thể xảy ra: Motor đang hoạt động quá tải, motor quấn bị lệch vòng, quạt làm mát ma sát mạnh vào hộp bảo vệ. Rotor cọ sát vào stator, vòng bi có dấu hiệu rơ lắc, hư hỏng, khớp lệch tâm. Gối đỡ bôi trơn không hoạt động đúng, thiếu dầu bôi trơn ở gối đỡ.

    Motor rung động mạnh

   Cách phát hiện: kim đồng hồ ampe dao động, đo lệch dòng các dây pha. Sờ và cảm nhận khu vực xung quanh motor.

    Nguyên nhân có thể xảy ra: motor bị quá tải, bulong siết các chân motor bị lỏng. Các mối lắp ghép motor bị lỏng, quạt làm mát cọ vào hộp bảo vệ, vòng bi bị rơ lắc hư hỏng. Khớp lai bị lệch tâm, rotor cọ sát vào stator, gối đỡ bôi trơn không tốt, thiếu dầu bôi trơn gối đỡ, motor quấn bị lệch vòng..

Tủ điện điều khiển motor hư hỏng

Cách phát hiện: Kiểm tra bằng đồng hồ đo hoặc quan sát đèn báo nguồn, đèn báo tín hiệu điện

    Nguyên nhân có thể xảy ra: Có thể chưa bật nguồn điện, mất nguồn điện vào tủ, nguồn điện bị mất pha. Dây nguồn bị hư hỏng, đấu sai sơ đồ hệ thống, thiết bị điện bị hư hỏng. Thiết bị bảo vệ bị nhảy, cháy cầu chì bảo vệ.
    Motor lúc chạy lúc dừng hoặc không quay

Cách phát hiện: Kiểm tra bằng đồng hồ đo, nhìn thẳng vào trục motor hoặc nhìn khớp lai, nhìn trục thiết bị lai

Nguyên nhân có thể xảy ra: Có thể motor mất nguồn, mất pha, tiếp điểm của CB, công tắc tơ không tốt. Đấu nối sai mạch điện điều khiển, đầu nối dây điện vào motor không tốt. Đấu sai nguồn điện, đấu sai dây, motor đang quá tải, motor bị kẹt, motor bị bó vòng bi. Bị vỡ vòng bi, vỡ bạc đạn, bó trục, bó gối đỡ, thiết bị lai bị kẹt và bó cứng

Motor có mùi khét, khói bốc lên, có lửa, tiếng nổ

Cách phát hiện: Kiểm tra bằng đồng hồ đo, ngửi mùi khét, hoặc thấy khói bóc lên. Motor xuất hiện lửa và tiếng nổ

Nguyên nhân có thể xảy ra: Motor bị chập điện, bị cháy tiếp điểm của CB. Công tắc tơ không tốt, bó cháy vòng bi, bó cháy gối trục, cháy cuộn xông sấy motor ….

Đề xuất cách sửa chữa động cơ với các lỗi hư hỏng trên

Tùy điều kiện, lỗi nhận biết, đội ngũ kỹ thuật viên tại nhà máy cần giám sát kĩ hoạt động của động cơ. Kiểm tra kĩ, tìm lỗi và nghiên cứu phương án sửa chửa động cơ phù hợp. Trong trường hợp, doanh nghiệp không thể khắc phục lỗi, có thể nhờ hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật từ một bên thứ ba về dịch vụ sửa chữa motor điện.

Thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, chăm sóc máy định kỳ nhằm theo dõi việc vận hành của thiết bị điện.

Cơ Điện Thảo Hoàng – Dịch vụ sửa chữa động cơ công nghiệp hàng đầu Miền Bắc

Chuyên sửa chữa động cơ điện, motor điện, đầu máy phát điện.. Bảo dưỡng motor, hệ thống máy, motor điện công nghiệp các loại và các yêu cầu khác khi khách hàng yêu cầu. Đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm, từng làm cho nhiều dự án lớn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật mọi lúc. Thảo Hoàng hỗ trợ phục vụ quý khách hàng tại các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Việt Trì, Hòa Bình, Yên Bái… và một số tỉnh thành khác phía miền Bắc.
Liên hệ: 0915320030 - 0969973030

Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi...

...và không bao giờ bỏ lỡ các ưu đãi và tin tức đặc biệt của chúng tôi!